Nếu một người kết hợp cả sáu hoạt động này, từng bước từng bước đưa nó trở thành một thói quen trong đời sống hàng ngày của một người, thì sau đó đời sống bắt đầu, bằng chính nó, và sẽ ngày càng trở nên có định hướng hướng về lợi lạc của tất cả chúng sinh.
Người theo Phật giáo là một người không chỉ muốn sống tốt, mà còn muốn đạt tới giác ngộ và giải thoát. Con đường ngắn nhất để đạt tới đích này là xem tất cả mọi người cũng là những vị Phật và hành động giống như là một vị Phật cho tới khi bản thân thật sự trở thành một vị Phật. Sống trong một xã hội luôn luôn mang tới cho chúng ta những thử thách và yêu cầu mới, những gì xung quanh chúng ta chuyển biến rất nhanh. Những chuyển biến này giúp thiết lập một định hướng cho đời sống hàng ngày của chúng ta.
Sáu hành động giải thoát (Stk. Paramitas – Ba la mật đa) được Đức Phật dạy, chỉ ra bằng cách nào mà một người với động lực chính đáng có thể hành động một cách khéo léo vì lợi ích của tất cả chúng sinh và biến cuộc sống đời thường thành có ý nghĩa, hướng tới giác ngộ và giải thoát. Một mặt, các Paramitas là một chỉ dẫn cho chúng ta cách chuyển biến những hoàn cảnh đời thường thành có ý nghĩa. Mặt khác, chúng phản chiếu lên chúng ta bằng cách triệt tiêu những khuôn mẫu thói quen và tự coi mình là trung tâm, bởi vì điều cuối cùng đánh bẫy hoặc giải thoát chúng ta là con đường mà chúng ta giải quyết những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Nếu mội người cố gắng để duy trì thái độ tò mò và nhớ tự cười bản thân trong khi điều phục tâm mình, người đó sẽ tạo nên những khám phá đầy kinh ngạc: Một người không chỉ càng lúc càng thường nghỉ ngơi một cách hạnh phúc trong cuộc đời mà còn thật sự tận hưởng đời sống đầy ý nghĩa vượt lên trên cả vùng thoải mái của bản thân.
1. LÒNG TỐT
Nói chung, bố thí là nền tảng căn bản cho tất cả mọi sự phát triển. Nó là sự thừa nhận cao nhất của mối tương quan của chúng ta và là một biểu hiện cho Phật tính của chúng ta. Nó bắt đầu với một nụ cười và một cái ôm mà chúng ta dành cho bạn đời của mình và cũng là rất thật cho sự phát triển của chính chúng ta, khi chúng ta từ bỏ những góc nhìn cũ kỹ. Chúng ta có thói quen nắm chặt lấy tất cả mọi thứ, bao gồm: vật chất, cảm xúc và trải nghiệm của chúng ta hoặc ý tưởng của chúng ta về bản thân, về người khác, và về thế giới. Thật ra, thay vì làm cho chúng ta hoặc người khác trở nên nhỏ bé, chúng ta có thể chỉ cần từ bỏ những khái niệm về chúng ta, về người khác. Chừng nào chúng ta còn đấu tranh chống lại cuộc đời, thay vì khám phá nó theo một cách tò mò và không sợ hãi, thì chúng ta còn không nhận ra rằng tất cả chúng sinh là giống nhau trên con đường tìm kiếm hạnh phúc và rằng mọi thứ, bản thân nó đã rất phong phú và đầy tiềm năng.
Ngay khi chúng ta nhận ra bản chất căn bản của chúng sinh là tâm từ bi thay vì gây gổ, mối quan hệ của chúng ta với thế giới thay đổi hoàn toàn. Chúng ta nhận nhiều và nhiều hơn nữa niềm tin vào những giá trị tốt bẩm sinh của mỗi người và chúng ta phát triển nhiều và nhiều hơn nữa tâm từ bi thực tế. Từ đó, lòng tốt trở nên tự biểu lộ. Một người sẵn sàng cho đi, chia sẻ và từ bỏ là những người đã bắt đầu trở nên hạnh phúc hơn. Một người cho đi một cách tự tin những vật phẩm, cảm xúc tốt – ví dụ như là: sự thân thiết, bảo vệ và thời gian cho mọi người, hoặc những kiến thức giải thoát. Ở đây, điều quan trọng là không phá hỏng sự cởi mở được tạo lên từ lòng tốt và những mối liên hệ tốt bằng việc thực hiện những hành động xấu và gặt hái những hậu quả khó chịu.
2. THÁI ĐỘ CƯ XỬ VỚI MỌI NGƯỜI
Để thực hành chống lại những thói quen xấu, một người cần cải thiện thái độ cư xử với mọi người. Không có hy vọng có hạnh phúc và mãn nguyện nếu không từ bỏ những thái độ tiêu cực. Trách nhiệm của chính chúng ta là phải tạo ra nguồn gốc của hạnh phúc. Nếu chúng ta hiểu rằng thái độ chánh niệm, dựa trên tình thương và lòng từ bi là nền tảng cho những ấn tượng và kinh nghiệm tốt đẹp trong tâm chúng ta thì chúng ta bắt đầu hành xử, nói năng và suy nghĩ một cách có ý thức.
Khi cân nhắc 10 điều răn của Phật về thân – khẩu – ý, chúng ta thích nghĩ tới những giây phút phi thường nhưng chúng ta hoàn toàn bỏ lỡ mất những khả năng nhỏ trong đời sống hàng ngày để thực hành và phát triển. Nếu cần phải (1) bảo vệ người khác, chúng ta thích tưởng tượng ra những hình ảnh anh hùng và quên mất rằng cần phải đảm bảo rằng mọi người đều khỏe mạnh và đã đội nón bảo hiểm khi đi xe máy. Trong thế giới dư thừa vật chất, cần phải có một sự am hiểu sáng suốt về người khác để có thể (2) cho họ cái mà họ thật sự cần. Đồng thời, nếu một người tôn trọng không gian và đồ đạc cá nhân của người khác, người đó đã tiến bộ được rất nhiều. Hành động có ý nghĩa thứ ba là (3) trao tặng yêu thương tại nơi cần điều đó mà không làm hỏng mối quan hệ đối tác. Bốn mặt tích cực của lời nói là: (4) nói sự thật hoặc giữ im lặng; (5) đưa mọi người xích lại gần nhau hoặc hỗ trợ mọi người bên nhau; (6) nói năng một cách có suy nghĩ và có sự tôn trọng dành cho mọi người; và cuối cùng là (7) nói chuyện một cách có ý nghĩa để hỗ trợ người khác khám phá thế giới để từ đó, họ đạt tới những hạnh phúc và ý nghĩa lớn lao hơn. Khi chuyển hóa tâm mình, một người (8) phát triển lòng tự tin và ước mong điều tốt cho tất cả mọi người, hoặc (9) hạnh phúc về những gì mà người khác đã đạt được và bất kỳ điều gì có ý nghĩa mà họ đang làm và một người (10) cố gắng hơn nữa để suy nghĩ một cách lô-gíc, để hiểu nguyên lý của luật nhân quả và để nhận thấy sự phong phú không giới hạn trong vạn vật.
Một cách căn bản, mười hành động tích cực là những hành động nhìn xa trông rộng và là phổ biến. Chúng thể hiện lòng can đảm, tính linh động, và không cứng nhắc hoặc không sự tự xem mình là đúng. Ở đây, điều quan trọng là thái độ hoặc mục đích xác định phẩm chất của hành động.
3. KIÊN NHẪN
Để không đánh bạc một cách thiếu suy nghĩ những vật chất và các điều kiện tốt cần thiết cho sự phát triển mà, thay vào đó, có thể nắm chắc chúng trong dài hạn, cần phải có kiên nhẫn. Sự giận dữ và ghen ghét là những cản trở lớn nhất. Một người tràn đầy hận thù và giận dữ sẽ không thể gieo trồng hạnh phúc trong dài hạn vì nếu chúng ta nhân nhượng thì chỉ trong ít phút, nó sẽ phá hỏng những ấn tượng tốt đẹp đã được nỗ lực xây dựng trong một thời gian dài. Chỉ những ai xóa bỏ được giận hờn và đam mê mới có thể luôn luôn hạnh phúc tại giờ phút này và sau này.
Kiên nhẫn không phải là kéo dài một điều gì đó hoặc chịu đựng một cách lặng lẽ ở góc nhà mà là ngồi một cách can đảm giữa ngọn lửa, hoặc duy trì được sự an lạc trong nội tâm và tạo cho mọi thứ và chúng ta một khoảng không gian và thời gian. Cuối cùng, tùy thuộc vào cách nhìn của chúng ta mà những điều chúng ta trải nghiệm là thiên đường hay địa ngục. Bằng cách không xem hận thù là nghiêm trọng, một người để cho cảm xúc này hòa vào không gian rộng mở và nhận thức rằng mọi thứ mang tới đau khổ ít có ý nghĩa hơn. Khi phải đối mặt với một hoàn cảnh khó khăn và mâu thuẫn, một người nên đợi cho tới khi gặp điều kiện thuận lợi và ngăn chặn một cách tuyệt đối những giận hờn, phẫn nộ, buồn chán trước khi hành động. Để có thể hành động một cách kiên định trong hoàn cảnh khó khăn, và chấp nhận một cách công bằng vô tư các hoàn cảnh không thể thay đổi được là một bằng chứng cụ thể của sức mạnh và sự trưởng thành. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta điều phục tâm mình. Thay đổi thói quen và thái độ ít khi nào có thể xảy ra chỉ sau một đêm và để thói quen hoặc thái độ mới trở thành không thay đổi cần sự bền bỉ và kiên trì. Bởi vì, với tất cả sự tự giác, ở đây, sự thân thiện và hài hước dành cho một người là phần thưởng lớn lao.
4. NHỮNG NỖ LỰC MANG LẠI NIỀM VUI
Hành động thứ tư mô tả cách mà một người có thể xóa bỏ sự lười nhác, tính tự mãn và cách nhìn sai lầm bằng những phương pháp của “nỗ lực mang lại niềm vui”. Tuy nhiên, trong thời đại của chúng ta, lười biếng đồng nghĩa với việc chúng ta làm hàng ngàn những việc không quan trọng. Thế giới của chúng ta tràn ngập những hoạt động sôi nổi tới mức chúng ta còn quá ít thời gian cho những việc quan trọng. Năng lực và sự kiên định nội tâm không phải là chìa khóa duy nhất dẫn đến thành công do sự phát triển chỉ được nhận thấy thông qua việc vượt lên sức ì của chính chúng ta, sự tự thán và những thói quen xấu. Sự phát triển này xuất hiện tại thời điểm chúng ta ở ngoài vùng thoải mái của mình. Nếu một người không trông đợi sự ngợi ca cho những nỗ lực của mình và nếu một người tự do, không vướng vào những cảm xúc của sự quan trọng hoặc chủ nghĩa hoàn hảo, niềm hạnh phúc sâu sắc và đầy đủ sẽ hiện lên. Con đường có ý nghĩa duy nhất để tận dụng những điều kiện tốt của một người chính là thực hiện những khả năng tốt nhất của người đó một cách hạnh phúc và một cách vững vàng, với tất cả trách nhiệm mà không có hy vọng hoặc mong đợi nào.
5. THIỀN ĐỊNH
Bất cứ ai muốn phát triển những khả năng của mình một cách lâu bền và không muốn là một quả bóng cho cảm xúc và ý nghĩ đá lăn lóc cần giữ khoảng cách trong tâm. Thiền định tạo nên khoảng không gian và tự do cho ý thức của chúng ta và bắt đầu với việc làm dịu tâm thức và sự phát triển của nhận thức. Thông qua quá trình này, một người sẽ học cách để trở về với thời điểm hiện tại và quan sát cách mà cảm xúc và ý nghĩ tự trỗi dậy, thay đổi, và biết mất đi. Nếu một người đã hiểu rằng nguyên nhân chính để có hạnh phúc nằm trong tâm của chính mình và các điều kiện ngoại cảnh chỉ là biểu hiện của những điều kiện có hại hay có lợi thì từ đó, người đó sẽ không thấy những những biểu hiện bên ngoài là khổ đau và thay đổi. Tâm trở nên cân bằng, khó bị xáo trộn và sự sáng suốt nội tâm khởi sinh.
Chúng ta càng thực hành thiền định, chúng ta càng dễ duy trì góc nhìn tối cao và dựa vào đó mà cư xử trong các tình huống hàng ngày. Những điều dễ thương được xem như là niềm hạnh phúc và những điều khó khăn được xem như là một quá trình học tập và thanh lọc các tội lỗi. Nếu một người trải nghiệm điều gì đó tốt, người đó mong rằng tất cả mọi người đều trải nghiệm điều này hoặc điều gì đó tốt hơn và một người truyền đạt kinh nghiệm của những tình huống khó khăn cho người khác. Khi một người càng bỏ qua những vấn đề nhỏ và không lấy bản thân làm trung tâm và làm bạn với bất kỳ điều gì theo một cách cởi mở, không sợ hãi; người đó càng hiểu rằng làm điều tốt là một chuyện rất tự nhiên. Thêm vào đó, thiền định tạo nên những ấn tượng tốt sâu xa hơn trong tâm và do đó, là một điều kiện đặc biệt cho sự phát triển của tuệ giác.
6. TUỆ GIÁC
Sự phát triển tâm trí được đánh dấu bằng hai bước, đôi khi được mô tả như là sự tạo thành của hai sự tích tụ: sự phát triển của những ấn tượng tốt trong tâm (1 tới 5) và sự phát triển sâu sắc của tuệ giác (6). Những ấn tượng tốt đẹp không giới hạn được lưu chứa trong tâm thông qua những ý nghĩ, lời nói và hành động có ý nghĩa, và tại điểm này, tâm đạt tới một mức độ của bình an. Tại đây, những tư tưởng và cảm xúc bất an có thể được giải tỏa bằng cách ít chú tâm tới chúng ngay khi chúng trở nên rõ rệt, và đồng thời, duy trì một thái độ tốt. Chất lượng của những ấn tượng tốt cho phép một bước nhảy vọt về chất lượng. Khi những khả năng bị kìm hạm bởi những trạng thái nội tại cứng nhắc được giải phóng, một người hiểu được bản chất của sự vật một cách trực giác và rõ ràng. Người đó nhận ra rằng thực tế là chủ thể, vật thể và hành động là những phần của cùng một tổng thể. Từ đó, tuệ giác là sự thể hiện tự phát của tâm. Nếu vượt thoát ra khỏi tất cả mọi giới hạn, thuộc tính không có điều kiện của sự không sợ hãi, an lạc và lòng từ bi sẽ được biểu lộ. Sự hiểu biết này giải thoát tất cả mọi hoạt động từ bất kỳ sự hẹp hòi nào và biến nó thành không thể sử dụng cho sự khuếch đại của các nguyên mẫu lấy bản thân làm trung tâm.
Nếu một người kết hợp cả sáu hoạt động này, từng bước từng bước đưa nó trở thành một thói quen trong đời sống hàng ngày của một người, thì sau đó đời sống bắt đầu, bằng chính nó, và sẽ ngày càng trở nên có định hướng hướng về lợi lạc của tất cả chúng sinh. Đời sống của một người bắt đầu có nhiều ý nghĩa hơn và người đó càng mang lại nhiều lợi ích cho thế giới. Do đó, câu hỏi không phải là liệu một người có liên quan vào sự hối hả của đời sống hàng ngày hay không mà là liên quan như thế nào.
Văn Hải (tổng hợp)
No comments:
Post a Comment