Sông băng tan chảy, mưa và bão lớn càn quét nhiều khu vực trên thế giới là hậu quả của hiện tượng ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo đánh giá lần thứ 5 năm 2014 của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến sông băng trên thế giới thu hẹp dần và làm tan băng vĩnh cửu ở các vùng cực. Ảnh: Getty
IPCC cho biết chỉ một số ít loài tuyệt chủng do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, qua hàng triệu năm, biến đổi khí hậu làm thay đổi hệ sinh thái và đẩy nhiều loài động vật đến nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều sinh vật biển và trên cạn đang phải thay đổi môi trường sống và mô hình di cư. Ảnh:biology.washington.edu
Theo báo cáo Đánh giá Khí hậu Quốc gia (NCA) năm 2014, mực nước biển trên thế giới hiện nay đã tăng khoảng 20 cm so với thời điểm năm 1880. Ảnh: noorimages.com
Lượng CO2 dư thừa được hòa tan trong các đại dương và làm giảm độ pH của nước biển. So với thời kỳ tiền công nghiệp, các đại dương trên thế giới có tính axit cao hơn khoảng 30%. Axit trong nước biển gây khó khăn cho các loài động vật hình thành vỏ canxi carbonat, lớp xương và ảnh hưởng đến các rạn san hô. Ảnh: Washington.edu
Hiệp hội Khí tượng Mỹ (AMS) dự đoán các cơn bão mạnh như bão Sandy từng đổ bộ nhiều khu vực của nước Mỹ có khả năng xảy ra cao gấp đôi so với năm 1950. Thậm chí, khi mực nước biển tăng, các cơn bão yếu hơn cũng có thể tàn phá và gây thiệt hại nặng nề hơn so với thời điểm 10 năm trước đây. Ảnh: Washington Post
Mưa lớn ngày càng xảy ra nhiều hơn trên khắp nước Mỹ, đặc biệt là vùng đông bắc và trung tây. Theo NCA, hiện tượng gia tăng mưa lớn có thể xuất hiện ở tất cả các vùng của Mỹ. Ảnh: AFP
AMS ước tính khoảng 35% số ngày nhiệt độ cao ở miền đông nước này hồi tháng 3 và tháng 5/2012 là hệ quả từ các tác động của con người với khí hậu. AMS cảnh báo nắng nóng gây chết người có khả năng cao gấp 4 lần ở khu vực đông bắc Mỹ nếu như trái đất tiếp tục nóng lên.
Văn Hải (tổng hợp)
No comments:
Post a Comment