Sunday, October 23, 2016

Lắng nghe âm thanh bí ẩn thu được từ "khe địa ngục" sâu nhất hành tinh

Người ta nghe thấy những tiếng rên rỉ kỳ lạ trộn lẫn với âm thanh trầm, thi thoảng lại xen lẫn tiếng rít lên bí ẩn tựa như cơn bão dữ dội đang cuộn trào.
Nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, ngay trên quần đảo Mariana, khe Mariana (hay vực Mariana) hiện là nơi sâu nhất trên hành tinh này.
Điểm sâu nhất của vực mang tên Challenger Deep có độ sâu khoảng 10.984m, lớn hơn cả đỉnh Everest vốn được mệnh danh "nóc nhà thế giới" với chiều cao 8.848m.
Điểm sâu nhất của vực mang tên Challenger Deep có độ sâu khoảng 10.984m.
Điểm sâu nhất của vực mang tên Challenger Deep có độ sâu khoảng 10.984m.
Ở độ sâu như vậy, khu vực này chắc chắn có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt: không ánh sáng, nhiệt độ cực thấp, áp suất vô cùng lớn và hẳn sẽ yên tĩnh nhất Trái đất.
Nhưng sự thật là mới đây, các chuyên gia đã thu được những âm thanh có phần kỳ lạ và ghê rợn từ đáy đại dương sâu thẳm này.
Trong các bản ghi âm được công bố này, người ta nghe thấy những tiếng rên rỉ kỳ lạ trộn lẫn với âm thanh "trầm", thi thoảng lại xen lẫn tiếng rít lên bí ẩn tựa như cơn bão dữ dội đang cuộn trào. Bởi vậy mà không ít người nói rằng, sự ồn ã nơi đây chẳng khác nào âm thanh của chốn địa ngục.
Mặc dù bản ghi âm này chưa nói lên được điều gì nhưng đã phần nào giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ hơn về những âm thanh bí ẩn đang tồn tại ở rãnh Mariana.
Nhà hải dương học Robert Dziak thuộc Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) - người đứng đầu nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Bạn luôn nghĩ rằng, phần đáy sâu nhất của đại dương là nơi thanh bình và tĩnh lặng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sự thật là ở đó tồn tại những âm thanh của cả thiên nhiên và do con người tạo ra".
Sự thật là ở rãnh Mariana tồn tại những âm thanh của cả thiên nhiên và do con người tạo ra.
Sự thật là ở rãnh Mariana tồn tại những âm thanh của cả thiên nhiên và do con người tạo ra.
Trên thực tế, các chuyên gia còn nghe thấy rõ âm thanh tàu thuyền đi lại cùng rung chấn động đất, hay cả như tiếng sóng âm của cá voi vang xa khắp chiều dài của rãnh vực.
Tuy nhiên, để có thể ghi lại được những âm thanh này, các nhà nghiên cứu đã thực sự vất vả khi phải đặt chiếc máy ghi âm nhỏ bọc titan xuống vực Challenger sâu thẳm trong suốt 23 ngày liên tiếp.
Cùng với đó, chiếc máy ghi âm cũng phải "cưỡng" lại một áp suất cực lớn - đủ có thể phá tan bất cứ thứ gì lọt xuống tại độ sâu 10.000m dưới đáy biển.
Với kết quả thu được, NOAA hi vọng sẽ có thể thiết lập một cơ sở dữ liệu âm thanh tại khu vực sâu nhất Thái Bình Dương.

Qua đó, họ cũng có thể xác định được phương thức giao tiếp âm thanh trong việc điều hướng, tìm kiếm thức ăn của những sinh vật tồn tại ở nơi sâu thẳm này.
Văn Hải (tổng hợp)

No comments:

Post a Comment

Popular Posts