Nhiều trẻ em nghèo ở Philippines phải ngụp lặn trên những dòng sông đen ngòm để thu lượm phế liệu với mức thù lao khoảng 3 USD mỗi ngày.
Những đứa trẻ nhặt phế liệu trôi nổi trên những dòng nước ngập rác và đen kịt vì ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Reuters
Cuộc sống khó khăn khiến chúng phải ngụp lặn dưới nước bẩn để kiếm tiền mưu sinh. Dù sức khỏe sa sút nghiêm trọng nhưng công việc chỉ mang lại khoảng 3 USD/ngày. Khoản tiền này góp phần nuôi sống những gia đình nghèo ở Philippines. Ảnh: Reuters
Đồ nhựa hoặc vỏ đồ hộp bằng kim loại nổi trên mặt nước là mục tiêu của những đứa trẻ nghèo. Chúng là cư dân của những khu ổ chuột gần đó. Cả người lớn và trẻ em trong khu ổ chuột đều phải sống dựa vào rác thải. Ảnh: Reuters
Rác thải tái chế bao gồm nhựa, kim loại, giấy và thủy tinh. Tiểu thương mua chúng và xuất sang Trung Quốc. Trong quá trình tiếp xúc với nước bẩn và rác thải, những đứa trẻ đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy hoặc lao. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, một số nhà máy tái chế tác ở Trung Quốc đã ngừng hoạt động do khủng hoảng kinh tế, khiến cuộc sống của những đứa trẻ càng trở nên khó khăn khi giá phế liệu giảm một nửa. Ảnh: AFP
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết, thị trường kinh doanh rác thải tái chế ở Philippines tạo ra lợi nhuận khổng lồ nhưng những đứa trẻ lượm rác chỉ kiếm trung bình 50 peso, tương đương 3 USD/ngày. Ảnh: Corbis
Những đứa trẻ vẫn phải tiếp tục chung sống với ô nhiễm và đánh đổi sức khỏe để mưu sinh. Ảnh: AFP
Bãi rác trở thành nhà của những đứa trẻ vì cha mẹ chúng cũng đang mưu sinh ở đây. Ảnh: Getty
Văn Hải (tổng hợp)
No comments:
Post a Comment